Please wait, content is loading

[Tóm tắt] Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm – Chương 3,4

Dưới đây là một số highlight của mình sau khi đã đọc xong cuốn sách (mình có note lại số trang ở cuối mỗi đoạn). Bạn nào đã từng đọc cuốn này rồi thì hy vọng sẽ giúp gợi nhớ lại những gì đã học, với những ai chưa đọc thì có thể tìm mua sách đã được dịch sang tiếng Việt và đang bán trên các ứng dụng thương mại điện tử nha 😉

thiet-ke-lay-nguoi-dung-lam-trung-tam-chuong-3

Chương 3: Kiến thức trong đầu và thực tế

3.1 Mục đích của việc thiết kế rất rõ ràng: đưa ra những cấu trúc có ý nghĩa. Và cách tốt nhất là khiến cho việc ghi nhớ trở nên không cần thiết: hãy đưa thông tin người dùng cần vào thế giới thực tại. (…) Ngay cả những hệ thống không sử dụng danh mục cũng cần một vài cấu trúc nào đó: các mối liên hệ phù hợp, các sơ đồ tự nhiên và tất cả các công cụ cần thiết để người dùng có thể đưa ra thông điệp và nhận phản hồi. Cách hiệu quả nhất giúp con người ghi nhớ là khiến nó trở nên không cần thiết. (166)

3.2 Người dùng càng dễ nhập thông tin vào thiết bị liên quan ngay khi tiếp nhận nó bao nhiêu thì sai sót càng ít bấy nhiêu. (175)

3.3 Sự cân bằng giữa sử dụng kiến thức thực tế và kiến thức trong đầu (180) – Hình ảnh đính kèm

3.4 Tôi đề nghị các bạn hãy dùng thử trước khi mua bất cứ thứ gì. Trước khi mua một cái bếp gas mới, hãy làm như bạn đang nấu một bữa cơm. Hãy làm điều đó ngay tại cửa hàng. Đừng e ngại rằng mình sẽ nhầm lẫn hay đặt những câu hỏi ngu ngốc. Hãy nhớ rằng, bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải cũng có thể là lỗi thiết kế, không phải lỗi chủ quan của bạn. (190)

3.5 Cái gì là tự nhiên còn phụ thuộc vào quan điểm, sự lựa chọn giả thuyết và vì vậy, phụ thuộc vào văn hóa. Khó khăn sẽ nảy sinh khi giả thuyết thay đổi. (196)

Chương 4. Biết phải làm gì: Các giới hạn, khả năng có thể được khám phá và phản hồi

4.1 Một nhà thiết kế thông minh cần giảm thiểu sự phiền toái trong khi vẫn giữ được tính năng an toàn của chức năng bắt buộc giúp chống lại những sự cố ngoài ý muốn. (229)

4.2 Tiêu chuẩn hóa thực sự là nguyên tắc căn bản của sự nỗ lực: khi không có giải pháp nào có vẻ khả thi, chỉ cần đơn giản là thiết kế mọi thứ theo cùng một cách, mọi người sẽ chỉ phải học cách sử dụng một lần thôi. (…) Các tiêu chuẩn cần phản ánh các mô hình khái niệm tâm lý, chứ không phải các thiết bị cơ khí thực tế. (243)

4.3 Tương tự như việc xuất hiện các âm thanh có thể đóng một vai trò hữu ích trong cung cấp thông tin phản hồi về các sự kiện, việc thiếu âm thanh có thể dẫn tới những khó khăn tương tự như những khó khăn mà chúng ta gặp phải khi thiếu thông tin phản hồi. Thiếu âm thanh có nghĩa là thiếu đi thông tin, và nếu thông tin phản hồi từ một sự việc được chờ đợi thông qua âm thanh thì sự im lặng rõ ràng sẽ làm nảy sinh các rắc rối. (246)

4.4 Skeuomorphic là thuật ngữ chỉ việc tích hợp những ý tưởng tương tự, đã có từ lâu vào những công nghệ mới, ngay cả khi chúng không còn đóng một vai trò nào nữa. (…) Thực tế này bị những người tin vào thiết kế thuần túy chỉ trích, nhưng trên thực tế, nó cũng có những lợi ích nhất định trong việc làm cho quá trình chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới trở nên dễ dàng hơn. Nó tạo ra sự dễ chịu và làm cho việc học hỏi nhanh chóng hơn. (248)

Cảm ơn các bạn đã đọc tới cuối bài🫶

Dịch bởi Thuỳ Chi

Don’t Make Me Think Tiếng Việt

Mình gửi các bạn tham khảo thêm quyền “Don’t Make Me Think Tiếng Việt”, mời các bạn tải về và đọc nhé.


Tham gia cộng đồng tự học UI/UX: Facebook.com/groups/uiuxdesigner.vietnam

PREV
[Tóm tắt] Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm – Chương 2
NEXT
[Tóm tắt] Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm – Chương 5